0908.750.911
info@chac2.vn

Cần làm gì khi hóc xương cá, dị vật

Cần làm gì khi hóc xương cá, dị vật

Lượt xem: 15664

Trong quá trình sử dụng, ăn uống hằng ngày, chúng ta có thể không nhai cẩn thận và nuốt phải xương cá hoặc dị vật ẩn trong thức ăn đã chế biến.

1. Các triệu chứng khi hóc xưng cá, dị vật

Khi xương cá/dị vật cắm vào các cơ quan trên đường di chuyển sẽ gây ra các triệu chứng từ nhẹ như nuốt đau đến nguy hiểm như thủng đường tiêu hóa, áp xe hóa gây ngạt đường thở nếu đến muộn.

1.1 Các triệu chứng thường gặp do bị hóc xương, dị vật gây ra:

  • Nuốt đau, nuốt vướng sau khi ăn cá có các loại xương nhỏ
  • Đau họng điểm cố định sau khi ăn một loại thức ăn nghi ngờ có dị vật
  • Cảm giác khó chịu gây kích thích nôn mửa
  • Thở khò khè hoặc gây âm thanh khi thở

1.2 Các triệu chứng nguy hiểm cần điều trị khẩn cấp:

Khi bạn nhận thấy sau đây, hãy khẩn cấp tìm kiếm chăm sóc y tế để hỗ trợ xử lý

  • Bạn không thể nói.
  • Khó thở.
  • Ho liên tục.
  • Khuôn mặt trở nên nhợt nhạt hoặc hơi xanh.
  • Dần trở nên vô thức.

2. Các nguyên nhân chính dẫn đến hóc xương cá, dị vật

  • Nhai không cẩn thận: Nếu bạn nhanh chóng nuốt phần xương của cá mà không nhai kỹ, có thể xảy ra việc xương cá bị kẹt ở họng hoặc đường tiêu hóa.
  • Chọn sai loại cá: Một số loại cá có xương rất nhỏ và dễ gặp khó khăn khi ăn. Cá hồi, chum, hoặc một số loại cá biển khác thường có xương nhỏ và mềm.
  • Xác suất xảy ra: Một số người có khả năng bị hóc xương cá cao hơn do cấu trúc cơ họng hoặc thói quen ăn uống.
  • Ẩn xương trong thức ăn: Sự vô tình khi xương cá ẩn trong thức ăn đã chế biến có thể làm tăng rủi ro bị hóc.

3. 5 việc KHÔNG NÊN LÀM khi hóc xương cá

Sau đây là các việc KHÔNG NÊN làm khi bị hóc xương/dị vật:

  • Cố gắng nuốt cơm nhằm mục đích trôi xương/dị vật xuống

-> Điều này có thể làm dị vật cắm sâu hơn gây khó khăn cho việc tìm kiếm là lấy ra ngoài

  • Tự móc hoặc cố lấy dị vật

-> Dễ gây trầy xước, phù nề vùng họng

  • Ho khạc mạnh

-> Làm sưng nề, tăng tiết nước bọt gây cản trở việc tìm và lấy dị vật

  • Uống giấm/vitamin C

-> Việc uống các loại này không làm tan xương hay dị vật

  • Tìm “Người đẻ ngược” vuốt cổ.

-> Chưa có bằng chứng khoa học chứng minh việc này giúp loại bỏ dị vật

4. Bạn CẦN LÀM gì khi nghi ngờ hóc xương cá, dị vật

Việc NÊN làm khi nghi ngờ hóc dị vật:

  • Bình tĩnh, tự trấn an, trấn an người bệnh nếu chưa có triệu chứng khó thở.
  • Không tự ý kích thích nôn mửa hoặc thử tự điều trị bằng các biện pháp truyền miệng vì điều này có thể làm tăng nguy cơ làm tổn thương họng và cơ họng.
  • Đến các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và lấy dị vật ra ngoài (nếu có)

Hiện nay việc tiếp cận hóc dị vật được thực hiện dễ dàng tại các phòng khám có bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng

Tại phòng khám CHAC2 chúng tôi có đội ngũ bác sĩ kinh nghiệm và hệ thống máy nội soi tiên tiến giúp việc tầm soát và xử trí các trường hợp hóc dị vật được thực hiện nhanh chóng loại bỏ các biến chứng có thể xảy ra do phát hiện muộn.