0908.750.911
info@chac2.vn

Đột quỵ là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa đột quỵ

Đột quỵ là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa đột quỵ

Lượt xem: 24798

Đột quỵ là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa đột quỵ

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Trung bình cứ 3 phút lại có 1 ca tử vong do đột quỵ. Vậy đột quỵ là gì và phòng tránh như thế nào?

Nguyên nhân gây ra đột quỵ

Yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được:

– Tuổi: đột quỵ xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nhưng tuổi càng tăng thì nguy cơ đột quỵ càng lớn
– Giới tính: nguy cơ đột quỵ nữ > nam (do nữ sử dụng thuốc ngừa thai và mang thai)
– Di truyền và chủng tộc
– Tiền sử đột quỵ: Có nguy cơ đột quỵ tái phát cao hơn người chưa đột quỵ

Yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được:

– Tăng huyết áp
– Rối loạn lipid (mỡ) máu
– Hút thuốc lá
– Thừa cân/ Béo phì
– Giảm dung nạp đường/ Đái tháo đường
– Lười vận động

Phòng ngừa đột quỵ xảy ra

Phòng ngừa đột quỵ xảy ra có thể được thực hiện bằng những việc sau:

  • Khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng: Để tầm soát bệnh, phát hiện sớm các yếu tố gây đột quỵ. Đặc biệt, những bệnh nhân đang bị bệnh lý đái tháo đường, tim mạch, mỡ máu cần đi khám sức khỏe thường xuyên để kiểm soát tình trạng bệnh.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh và trái cây, uống nhiều nước, giảm lượng muối. Tránh ăn chất béo bão hòa, duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp, tập thể dục đều đặn ngày 30-60 phút/ 3 – 5 ngày/ tuần.
  • Thay đổi lối sống: Cai thuốc lá, uống rượu bia thích hợp, giảm stress, cần giải tỏa bớt áp lực công việc, tạo cuộc sống lành mạnh bên người thân.

Thời gian vàng khi xảy ra đột quỵ

Đối với người bị đột quỵ cứ MỖI 1 PHÚT trôi qua, 2 triệu tế bào nơron thần kinh, đồng nghĩa với khoảng 12km sợi trục nơron thần kinh não, sẽ CHẾT KHÔNG HỒI PHỤC nếu thiếu máu nuôi.

Theo hướng dẫn của Hiệp hội Đột quỵ thế giới (WSO), tốt nhất bệnh nhân bị đột quỵ cần được đưa đến các bệnh viện trong vòng 30 PHÚT từ thời điểm bị đột quỵ, đây được xem là “THỜI GIAN KIM CƯƠNG”

Theo đó, 3 – 4.5 GIỜ được coi là “THỜI GIAN VÀNG” của bệnh nhân đột quỵ. Sau “THỜI GIAN VÀNG”, bệnh nhân không được tái thông các mạch lớn bị tắc trong não sẽ có nguy cơ tử vong cao hoặc bị tàn phế nặng nề

Khuyến cáo khi phát hiện người có các dấu hiệu đột quỵ, cần xử trí đúng cách:

  • Đỡ người bệnh để không bị té ngã gây chấn thương.
  • Để người bệnh nằm xuống chỗ thoáng, nghiêng qua một bên nếu nôn ói. Móc hết đàm, nhớt để bệnh nhân dễ thở.
  • Đưa người bệnh vào bệnh viện càng nhanh càng tốt để có thể cứu sống kịp thời các phần não chưa chết nhưng đang bị thiếu máu nuôi, đang bị sặc, bị chèn ép.
  • TUYỆT ĐỐI KHÔNG tự ý điều trị như bấm huyệt, châm cứu, đánh gió (những động tác này có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh và làm mất thời gian vàng điều trị).
  • Không cho bệnh nhân ăn uống đề phòng nôn trào ngược, không tự ý dùng thuốc hạ huyết áp.